CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TAM LONG
THỦY ĐIỆN HÒA PHÚ

LIÊN HỆ
Tiêu đề bài viết
alt text

Tua bin thủy điện

Tua bin thủy điện

  Turbine là bộ phận động lực chính của nhà máy có chức năng chuyển đổi năng lượng của dòng nước (thủy năng) thành chuyển động quay (cơ năng), thông qua kết nối trục với máy phát điện để biến năng lượng nước thành điện năng. Có thể coi Turbine là trái tim của nhà máy.

 

 

  Tùy vào phương án khai thác năng lượng của dự án mà đưa ra lựa chọn loại tua bin cho phù hợp. 

Tua bin Francis (Tua bin tâm trục)

 

Tua bin Francis trong nhà máy thủy điện

 

  Thông thường dùng cho các nhà máy cột nước cao (dùng cột nước làm chủ đạo). Turbine Francis có hiệu suất cao, thông thường lên đến 95-98% tuy nhiên do cấu tạo phức tạp, số vòng quay lớn, yêu cầu vật liệu, công nghệ chế tạo cao nên giá thành thường đắt hơn turbine Kaplan

 

 

Cấu tạo tua bin Francis

 

Tua bin Kaplan (Tuabin hướng trục)

 

  Thông thường dùng cho các nhà máy cột nước thấp, lưu lượng lớn (dùng lưu lượng làm chủ đạo). Turbine Kaplan có hiệu suất thấp hơn Turbine Francis tuy nhiên do cấu tạo đơn giản, số vòng quay nhỏ, yêu cầu vật liệu, công nghệ chế tạo không cao, dễ bảo dưỡng, sửa chữa thay thế nên giá thành thường rẻ hơn turbine Francis.

Turbine Kaplan có 2 loại chính:

+ Cánh cứng không điều chỉnh được góc nghiêng

+ Cánh cứng điều chỉnh được góc nghiêng (có thể đạt hiệu suất tốt nhất tại mọi cột nước và lưu lượng phát điện)

 

 

Tuabin Kaplan

 

Tuabin Pelton (Tuabin gáo)

 

   Turbine gáo thường dùng với các nhà máy cột nước rất cao, lưu lượng nhỏ. Turbine này không có buồng xoắn và các cánh hướng nước. Lưu lượng và hướng tác dụng của nước được điều chỉnh thông qua các mũi phun. Ưu điểm của loại Turbine này là nhỏ gọn, phương án đưa nước vào turbine và tháo ra bể xả đơn giản nên phần xây dựng công trình giảm được giá thành cũng như thời gian xây dựng rất nhiều.

 

 

Cấu tạo tuabin Pelton (tuabin gáo)

 

Turbine Capsule (Turbine bóng đèn)

 

            Turbine này thường dùng chó các nhà máy đặt ở lòng sông hoặc nhà máy điện thủy triều. Turbine này chủ yếu dùng lưu lượng của cả dòng chảy để phát điện (cột nước từ 4-6m đã có thể phát điện). Nhược điểm chính của Turbine này là các bộ phận kể cả máy phát được đặt trong 1 bầu hình con nhộng kín nước và đặt chìm dưới lòng song. Chính vì phương án khai thác này dẫn đến công trình thủy công khá phức tạp, thời gian thi công kéo dài, đền bù do ngập lòng hồ nhiều dẫn đến giá thành công trình cao.

 

 

Cấu tạo tuabin Capsule

 

Buồng xoắn

 

   Là buồng dẫn nước vào làm quay cánh Turbine, buồng này có chức năng chính là chia đều nước đến toàn bộ cánh Turbine, tạo áp lực đồng đều lên các hướng, hạn chế gây lệch trục khi Turbine quay làm hỏng các bạc ổ hướng. Thông thường buồng này được làm dạng xoắn ốc với tiết diện thu nhỏ dần đều, tránh gây tổn thất cột nước cũng như vẫn đảm bảo chức năng chia nước đến các cánh hướng trên toàn bộ diện nhận nước của buồng Turbine. Buồng này thường được gọi là buồng xoắn (Spiral case), tùy vào kết cấu, kiểu dạng nhà máy, thiết bị đi kèm mà nó có thể được chế tạo bằng thép ghép hoặc đổ bê tông trực tiếp.

 

 

Buồng xoắn

Leave Reply